xuongrongdo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
xuongrongdo

Nơi giải trí dành cho tất cả mọi người


You are not connected. Please login or register

Ngữ văn 11, tập 1(nâng cao): “Nâng cao” những sai lầm!

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin
Admin
Admin

Chả lẽ viết “Trần Tế Xương... quê ở làng Vị Xuyên huyện
Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định)”
thì không xứng với sách nâng cao, nên phải thêm chữ “cũ”? Đọc
Ngữ văn 11, ai cũng nhận ra phần Tiểu dẫn về tác giả, tác phẩm thuộc
thời trung đại, hiện đại đều quá dài: Lê Hữu Trác (trang 3); Hồ Xuân
Hương (trang 18); Nguyễn Khuyến (trang 21); Trần Tế Xương (trang 29);
Nguyễn Công Trứ (trang 37) Cao Bá Quát (trang 40); Lẽ ghét thương
(trang 45); Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (trang 60); Ngô Thời Nhậm (trang
68); Nguyễn Trường Tộ (trang 71)… Không ít tác giả đã được học kĩ ở lớp
dưới. Khó lòng nhận ra đâu là tác giả chính cần phải chú trọng. Trước
đây, chương trình văn THPT cũ chỉ nhấn mạnh 12 tác giả. So sánh ba bài
giới thiệu Tú Xương trong Văn học 9 (NXB Giáo dục tái bản lần thứ 11),
Ngữ văn 9 và 11, ta sẽ thấy về nội dung cơ bản các bài viết không khác
nhau là mấy nhưng sách Ngữ văn 11 (nâng cao) dành hơn một trang khổ
17x24 cm in chữ nhỏ để Tiểu dẫn về Tú Xương và bài Thương vợ (trang 66,
67). Dài như vậy thì nên đổi Tiểu dẫn thành “Đại dẫn” (Tiểu dẫn về Trần
Tế Xương trong Văn học 9, tập một, trang 147 chỉ có 194 chữ, trong Văn
học 11, tập một, sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000) gồm 420 chữ).

Bài viết quá dài về Tú Xương tồn tại nhiều lỗi

Lần đầu tiên tôi nghe nói: “Trần Tế Xương... người làng Vị Xuyên, huyện
Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định cũ”. Người ta hay viết “thuộc tỉnh Hà Đông cũ”;
“thuộc Liên Xô cũ”... Vì hai địa danh này hiện không tồn tại trên thực
tế; chả lẽ nước ta hiện nay không có tỉnh Nam Định?! Chả lẽ viết “Trần
Tế Xương... quê ở làng Vị Xuyên huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc
phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định)” thì không xứng với sách nâng cao,
nên phải thêm chữ “cũ”?

Đã nhấn mạnh “Nguyễn Khuyễn đi thi 9 lần” thì không nên viết Tú Xương
“đi thi nhiều lần vẫn chỉ đỗ tú tài”. Nên thêm nội dung: “Tú Xương đi
thi Hương 8 lần mà chỉ đỗ tú tài”. Ở bài Vịnh khoa thi Hương, hai cuốn
sách Ngữ văn nên bổ sung ảnh “Chòi canh khoa thi Đinh Dậu” - Đây là
khoa đâu tiên Trần Tế Xương thi với tư cách là người đã đậu tú tài.

Trang 33 (Ngữ văn 11, tập môt) phải bổ sung nhiều nội dung: Đinh Dậu là
năm 1789; ảnh chụp khoa thi này để giúp học sinh hiểu câu “Lọng cắm rợp
trời quan sứ đến”; chú thêm: quan sứ là quan đứng đầu tỉnh Nam Định; bỏ
chú thích về có văn bản ghi là “Cờ cắm rợp trời quán sứ đến”.

Nên bỏ bài “Lẽ ghét thương” trong Ngữ văn 11, tập một (cơ bản và nâng cao)

Truyện Lục Vân Tiên đã học nhiều tiết ở Ngữ văn 9, tập một với ba văn
bản: “Lục Vân Tiên cứu kiều Nguyệt Nga” (trang 109); “Lục Vân Tiên gặp
nạn” (trang 118); “Kiều Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua”…Ngữ văn 9, tập
một đã dành cả trang 112 và 113 để giới thiệu Nguyễn Đình Chiểu và tóm
tắt Truyện Lục Vân Tiên. Hai trang này có chất lượng khá tốt so với các
trang viết về Nguyễn Đình Chiểu trong Ngữ văn 11. Từ một nhận xét chuẩn
xác của Ngữ văn 11, tập một “Truyện Lục Vân Tiên… có lẽ được sáng tác
vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX…” (trang 45), Ngữ văn 11 đã
“nâng cao” lên thành một câu thiếu chính xác “Nguyễn Đình Chiểu sáng
tác Truyện Lục Vân Tiên vào khoảng sau năm 1850…” (năm 1860 vẫn là “sau
năm 1850” !). Ngữ văn 11 (nâng cao) đã “bố trí” nhiều sự kiện trong
Truyện Lục Vân Tiên đều xảy ra “trên đường đi thi”. (nói “trên đường đi
thi” học sinh nghĩ ngay đến quãng đường từ Gia Định đi Huế hoặc từ Đông
Thành tới kinh đô). Lục Vân Tiên “trên đường đi thi đã đánh tan bọn
cướp”. (Thực ra thì “trên đường về thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Phong Lai
đang hoành hành, chàng đã một mình đánh tan bọn cướp…” (Ngữ văn 9, tập
một, trang 113); “Cũng trên đường đi thi thì được tin mẹ chết”, Lục Vân
Tiên “phải về chịu tang” Chữ “chết" nghe dễ dãi và vô cảm quá chừng!
(Đúng ra phải “Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất”-
Ngữ văn 9, tập một, trang 113).

Cuối trang 21 vẫn còn một lỗi nữa “Vân Tiên cùng bạn Vương Tử Trực đi
thi, vào quán trọ gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm cũng là sĩ tử”. Câu này phải
sửa thành “Tới kinh đô”, Vân Tiên, Tử Trực gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm
trong quán trọ.

Vẫn chưa hết, Ngữ văn 11 (nâng cao) còn viết Lục Vân Tiên “bị Trịnh Hâm
ghen tài… bị cha con Võ Thể Loan trở mặt… Nhưng chàng được người tốt và
thần Phật cứu…” Tôi đã đọc lại cả Truyện Lục Vân Tiên dài 2076 câu thơ
mà không thấy chỗ nào Phật cứu Vân Tiên. Sau khi bị “Xô ngay xuống
vời”…, bị bỏ vào hang tối,… Vân Tiên được “giao long dìu đỡ… gia đình
ông Ngư cứu mạng… được Du thần và ông Tiều cứu ra” khỏi hang (Ngữ văn
9, tập một, trang 113). Cũng nội dung này, trước đây,Văn học 9 viết
ngắn hơn “Lục Vân Tiên gặp nạn được thần và dân cứu giúp” (trang130).
Không thấy chỗ nào Phật cứu Lục Vân Tiên. Hay người soạn sách nhầm với
chi tiết Phật Bà cứu Kiều Nguyệt Nga ! người đọc nghĩ vậy, vì ở đoạn
sau sách giáo khoa chỉ kể “Nguyệt Nga chung thuỷ với Vân Tiên nhưng bị
Thái sư bắt đi cống cho giặc. Nàng không chịu, nhảy sông tự tử, nhưng
được cứu sống".

Ngữ văn 11 (cơ bản) gọi Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm là “nho
sinh”, còn Ngữ văn 11 “nâng” họ lên thành “nho sĩ trẻ tuổi”! Trịnh Hâm,
Bùi Kiêm cũng là nho sĩ ? nho sĩ trẻ thì càng vinh hạnh! Cả hai sách
đều giống nhau ở chỗ: tóm tắt sai nội dung văn bản mang tên Lẽ ghét
thương.

“Đoạn trích Lẽ ghét thương (từ câu 473 đến 504) nói về cuộc trò truyện
giữa nhân vật ông Quán và mấy nho sĩ trẻ tuổi. Đó là lúc Vân Tiên cùng
bạn Vương Tử Trực đi thi vào quán trọ thì gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm…”
(Ngữ văn 11 – nâng cao).

“Lẽ ghét thương là đoạn thơ trích từ câu 473 đến 504 của Truyện Lục Vân
Tiên, kể về cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân
Tiên, Tử Trực, Trinh Hâm, Bùi Kiệm…”.

Vậy mà đọc văn bản ta chỉ thấy câu trả lời của ông Quán đối với câu hỏi của Vân Tiên:

Tiên rằng “Trong đục chưa tường

Chẳng hay thương ghét ghét thương thế nào?”

Quán rằng “Ghét việc tầm phào

Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm…”


Cuộc đối thoại với các nhân vật còn lại sảy ra ở đoạn khác. Vì thế, để
thuyết phục học sinh, phần tóm tắt văn bản Lẽ ghét thương phải được
viết lại.

Có yêu quý trận trọng Nguyễn Đình Chiểu đến mấy, cũng vẫn phải khẳng
định: đoạn Lẽ ghét thương không tiêu biểu cho tiếng nói nghệ thuật của
ông. Đoạn thơ dài 32 câu mà có tới 22 chú thích; có chú thích nhiều hơn
trăm chữ; Phần chú thích này dài tới hơn trang sách giáo khoa. Phải
chăng đây là văn bản cần nhiều chú thích nhất trong sách hiện nay? Tôi
tin rằng trong khi lao động, nhân dân Nam Bộ không hát những câu có
nhiều điển tích như Lẽ ghét thương.

Thêm một số chỗ cần chỉnh sửa khác trong Ngữ văn 11, tập 1

a- Ngữ văn 11, tập một (cơ bản)

-Trang 37, 172 -Nếu viết hoa chữ “Nho” trong câu “Nguyễn Công Trứ… xuất
thân trong trong một gia đình Nho học”, “Nguyễn Công Hoan xuất thân
trong một gia đình quan lại Nho học” thì chữ “nho” trong “Hồ Chí Minh
sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho” (Ngữ văn 12, tập 1,
trang 23) có nên viết hoa? Nho học và nhà nho rất khác nhau. Tiền nhân
của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Công Hoan có những ai xứng danh là nhà khoa
học về đạo Nho?

-Trang 40 - Thêm chú giải về “Thần Siêu, Thánh Quát”. 100% học sinh lớp 11 được hỏi không giải thích nổi 4 chữ trên.

Bổ sung ý: thể hành - một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

-Trang 50; 68; và các trang có nội dung tương tự - Sửa lỗi viết hoa
trong câu “Chu Mạnh Trinh… đỗ tiến sĩ năm 1892”, “Ngô Thời Nhậm… đỗ
tiến sĩ” (Tiến sĩ nên viết hoa - viết hoa tu từ để cân đối với thân phụ
Hồ Chí Minh “là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc… ”(Ngữ văn 12, tập một,
trang 23). Nên thống nhất viết hoa các học hàm, học vị để thể hiện lòng
tôn vinh.

-Trang 51 - Không cần chú giải “câu niệm đầy đủ “Nam mô A Di Đà Phật” để phải chú thích thêm về A Di Đà.

-Trang 56; 107, 122, 137, 172, 184; 197 - Bổ sung xuất xứ chân dung các
nhà văn: Nguyễn Đinh Chiểu, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,
Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Sếch-xpia.

-Trang 60 - Đánh số thứ tự các câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để học sinh dễ theo dõi.

-Trang 94 - Bỏ chi tiết “Thạch Lam là em ruột Nhất Linh và Hoàng Đạo”.
Hầu như học sinh không biết về hai nhân vật trên. Chỉ cần giới thiệu
“Thạch Làm là một trong 7 ngôi sao sáng nhất của Tự lực văn đoàn” là
đủ. Tên tuổi Thạch Lam không vinh hạnh hơn khi đứng bên Nhất Linh,
Hoàng Đạo.

-Trang 138 – Nam Cao (1917 - 1951) là lệch với Ngữ văn 8, tập một trang 45 (Nam Cao sinh năm 1915, mất năm 1951).

-“Nam Cao đã được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ
thuật…” phải đổi thành “Nam Cao đã được nhà nước truy tặng Giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật…”.

-Trang 140 “Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của
văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” Phải sửa thành
“Nam Cao là cây bút tiêu biểu trong những năm đầu kháng chiến chống
Pháp”. Sửa như trên để đánh giá đúng vị trí Nam Cao và thống nhất với
câu liền kề ở phía sau “Nhật kí Ở rừng (1948), truyện ngắn Đôi mắt
(1948), tập kí sự Chuyện biên giới (1950) là những tác phẩm có giá trị
của nền văn xuôi thời kì đầu kháng chiến”.

b-Ngữ văn 11, tập một (nâng cao)

- Trang 45- Nên viết Cao Bá Quát “được cử làm Huấn đạo ở phủ Quốc Oai, Hà Tây” thay cho làm giáo thụ.

- Trang 59 - “Nguyễn Khuyến thi Hương đỗ Giải nguyên… Năm 1871, thi Hội
lần hai thứ hai đỗ Giải nguyên, thi Đình đỗ Đình nguyên” phải sửa thành
“Nguyễn Khuyến thi Hương đỗ Giải nguyên… Năm 1871, thi Hội lần hai đỗ
Hội nguyên, thi Đình đỗ Đình nguyên (Hoàng giáp)”.

- Trang 60, 77 và các trang có lỗi tương tự - Có thể bỏ hoặc thay từ
“hưu” trong các ngữ Nguyễn Khuyến “không nhận chức và năm sau lấy cớ
đau mắt xin về hưu”; Nguyễn Khuyến “Từng ra làm quan và đã về hưu”,
Nguyễn Công Trứ viết Bài ca ngất ngưởng khi… về hưu”… bằng nhiêu từ,
ngữ khác “cáo quan”, từ quan, “an trí”, “nghỉ tại quê nhà”… Tôi đã gặp
khó khăn khi học sinh hỏi: “Nguyễn Khuyến có được nhận lương hưu không
thầy?

-Trang 68 - Bổ sung chú thích “mụ đầm”: chỉ vợ quan Toàn quyền Pôn Đu-me và vợ Công xứ Lơ Noóc-măng.

-Trang 77, 79 -“Thơ hát nói” nên thay bằng “thể thơ hát nói”.

-Trang 80 và các trang có lỗi tương tự: Chùa Hương nay thuộc Hà Nội;
hạn chế các kiểu câu “đây là bài tiểu biểu nhất”, “hay nhất”, “độc đáo
nhất”, “một trong những bài hay nhất” ở vị trí cuối cùng khi giới thiệu
các văn bản thơ.

-Trang 82 bổ sung chú thích về từ “niệm” (đọc nhỏ, đọc thầm khi tụng
kinh Phật) và ngữ “Nam mô Phật” (nguyện cung kính tuân theo, học theo
Phật). Không biết vì sao bao nhiêu năm nay, văn bản “Hương Sơn phong
cảnh ca” trong Văn học 11, tập 1, trang 60, 61, chữ Bụt không được viết
hoa và câu “Lần tràng hạt, niệm Nam mô Phật” vẫn được viết là “Lần
tràng hạt, niệm “Nam vô Phật…”?

Câu “Lần tràng hạt niệm Nam vô Phật,” (trong hai cuốn sách Ngữ văn 11)
nên viết lại là “Lần tràng hạt, niệm “Nam mô Phật,”; có thế chữ “Nam”
viết hoa mới hợp lí.

-Trang 86 và các trang tương tự - Nên bỏ việc chia sẵn đoạn của các văn bản bằng cách đánh số thứ tự.

-Trang 121 - Viết Thạch Lam “là thành viên của Tự lực văn đoàn” thi
chưa đủ ; Ông là một trong 7 ngôi sao sáng của văn đoàn này.

-Trang 159, 209 - xuất xứ chân dung: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng.

-Trang 236 - Bổ sung xuất xứ tranh “Ban công phòng Giu-li-et”

(Xin có lời cảm ơn các em học sinh đã cung cấp một số lỗi của sách giáo khoa để tôi hoàn thành bài viết này)

https://xuongrongdo.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết